Tin tức & sự kiện
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sáp nhập một số đơn vị
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xóa, sáp nhập một tổng cục và ba cơ quan tham mưu, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải vừa được trình Chính phủ. Trong đó, Bộ kiến nghị sáp nhập Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường; sáp nhập Vụ PPP vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư; giải thể Vụ An toàn giao thông và chuyển nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng về Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển nhiệm vụ vận tải về Vụ Vận tải.
Vụ Quản lý doanh nghiệp đang được duy trì là đầu mối chủ trì, giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu các doanh nghiệp, Bộ sẽ nghiên cứu sắp xếp đơn vị này.
Theo dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải vẫn duy trì các tổ chức gồm Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.
Đối với các cục, tổng cục, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam. Tổng cục này khi được tổ chức lại sẽ giảm 5 cục trực thuộc. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục sẽ chuyển nguyên trạng về Cục Đường bộ Việt Nam.
Sáu cục tiếp tục duy trì gồm: Cục Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đăng kiểm, Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Cục Y tế giao thông - vận tải sẽ sắp xếp sau khi bàn giao 16 cơ sở y tế về địa phương quản lý.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các Vụ, Tổng cục sẽ giúp giảm đầu mối, giảm cấp trung gian và đáp ứng yêu cầu của Trung ương. Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ về các đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Hồi tháng 4, Ban Chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo các cơ quan phải rà soát, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy bên trong, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ; không được chồng chéo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính.
Dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải vừa được trình Chính phủ. Trong đó, Bộ kiến nghị sáp nhập Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường; sáp nhập Vụ PPP vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư; giải thể Vụ An toàn giao thông và chuyển nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng về Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển nhiệm vụ vận tải về Vụ Vận tải.
Vụ Quản lý doanh nghiệp đang được duy trì là đầu mối chủ trì, giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu các doanh nghiệp, Bộ sẽ nghiên cứu sắp xếp đơn vị này.
Theo dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải vẫn duy trì các tổ chức gồm Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.
Đối với các cục, tổng cục, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam. Tổng cục này khi được tổ chức lại sẽ giảm 5 cục trực thuộc. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục sẽ chuyển nguyên trạng về Cục Đường bộ Việt Nam.
Sáu cục tiếp tục duy trì gồm: Cục Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đăng kiểm, Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Cục Y tế giao thông - vận tải sẽ sắp xếp sau khi bàn giao 16 cơ sở y tế về địa phương quản lý.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các Vụ, Tổng cục sẽ giúp giảm đầu mối, giảm cấp trung gian và đáp ứng yêu cầu của Trung ương. Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ về các đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Hồi tháng 4, Ban Chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo các cơ quan phải rà soát, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy bên trong, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ; không được chồng chéo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính.
Theo vnexpress.net
Tin liên quan
Copyright © 2021 - HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ ĐÀ NẴNG. Alright reserved
Online: 2 - Tổng truy cập:
0332433 |
Designed by Go On Group