Chính sách pháp luật
Trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi hàng ghế trước ô tô
Từ ngày 1/1/2026, trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi hàng ghế trước của ô tô. Đây là một trong những quy định trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua.
Vào sáng ngày 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB). Đây là một trong hai luật được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ, bên cạnh Luật Đường bộ.
Luật TTATGTĐB bao gồm 9 chương, 89 điều và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Trong Luật này, có một số điểm đáng chú ý như sau:
Trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi cùng hàng ghế với người lái ôtô
Theo quy định mới tại TTATGTĐB, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ôtô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.
Như vậy, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1,35 mét sẽ không được ngồi ghế trước của ôtô. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Luật TTATGTĐB bao gồm 9 chương, 89 điều và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Trong Luật này, có một số điểm đáng chú ý như sau:
Trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi cùng hàng ghế với người lái ôtô
Theo quy định mới tại TTATGTĐB, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ôtô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.
Như vậy, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1,35 mét sẽ không được ngồi ghế trước của ôtô. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Từ 1/2026, trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi hàng ghế trước ôtô. |
Nghiêm cấm điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
Luật TTATGTĐB có quy định cấm “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Đây là quy định được kế thừa từ quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thống nhất với quy định tại khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và quy định cụ thể cho lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo khoản 5 Điều 87 của Luật TTATGTĐB, quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu để làm căn cứ xác định trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác sẽ được giao cho Bộ Y tế.
Trừ điểm giấy phép lái xe
Trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những quy định hoàn toàn mới của Luật TTATGTĐB. Đây là lần đầu tiên Việt Nam luật hóa điểm của GPLX.
Điều 58 của Luật TTATGTĐB quy định điểm của GPLX được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Dữ liệu về điểm trừ GPLX của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực. GPLX được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.
Trong trường hợp GPLX bị trừ hết điểm, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép đã bị trừ hết điểm. Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo quy định do lực lượng CSGT tổ chức. Người có kết quả đạt yêu cầu mới được phục hồi đủ 12 điểm.
Quy định về xe đưa đón học sinh
Theo Luật TTATGTĐB, xe ôtô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh. Xe phải có thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Bên cạnh đó, xe phải có niên hạn sử dụng không quá 20 năm và được sơn màu theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, xe ôtô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.
Cho phép đấu giá biển số xe máy
Theo Luật TTATGTĐB mới được thông qua, biển số mô tô, xe máy sẽ được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm không thấp hơn 5 triệu đồng. Trước đó, mới chỉ có biển số ôtô được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm không thấp hơn 40 triệu đồng.
Ngoài ra, theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, biển số màu vàng, chữ và số màu đen cũng được phép đấu giá. Đây là biển số được cấp cho xe kinh doanh vận tải.
Số tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá.
Thảo Nguyên
https://kienthuc.net.vn/
Tin liên quan
Copyright © 2021 - HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ ĐÀ NẴNG. Alright reserved
Online: 2 - Tổng truy cập:
0332418 |
Designed by Go On Group